Cách phục hồi đèn pha ô tô hiệu quả và chuẩn xác nhất

Việc lâu ngày sử dụng không bảo trì đèn pha sẽ khiến cho đèn xe bị ố vàng, không đảm bảo chất lượng ánh sáng, giảm thiểu tầm nhìn người lái. Do đó, tài xế cần biết cách bảo trì đèn xe thường xuyên và phục hồi đèn pha ô tô hiệu quả. Hãy cùng Minh Thành Auto tìm hiểu cách phục hồi chóa đèn ô tô chuẩn xác trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân đèn pha ô tô bị mờ, xước

den o to 7

Sau một thời gian sử dụng, đèn xe ô tô của bạn sẽ xuất hiện những vết mờ hoặc xước. Nó không chỉ giảm tính thẩm mỹ của chiếc xe mà còn khiến cho ánh sáng của đèn không được sáng, ảnh hưởng đến tầm nhìn và việc di chuyển của tài xế trong trời tối. Lâu dần, những vết mờ xước này sẽ khiến cho đèn của bạn bị ố vàng. Đèn bị mờ xước chủ yếu do các nguyên nhân:

 

Lớp nhựa bảo vệ đèn bị oxy hóa

Nhiều chủ xe bất cẩn để xe ô tô ngoài trời, đặc biệt là những ngày trời mưa hay nắng nóng. Điều này sẽ tác động đến lớp nhựa bảo vệ đèn, khiến chúng bị oxy hóa. Đây là hiện tượng phổ biến, thường hay xảy ra với mọi loại xe ô tô.

 

Điều kiện môi trường tự nhiên

Thời tiết nóng ẩm, ảnh hưởng đến đèn xe ô tô, khiến chúng bị đọng Calcium. Từ đó, đèn pha sẽ bị mờ.

 

Các vết trầy xước

Những vết trầy, xước dù nông hoặc sâu cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ xe và khả năng chiếu sáng, gây cản trở tầm nhìn khi điều khiển ô tô trong đêm. Hơn nữa, nếu các vết trầy xước nhỏ không được phục hồi, chúng sẽ bị oxy hóa và trở nên nặng hơn.

 

Cách phục hồi đèn pha ô tô bị mờ, xước

cach tu danh bong den xe bi tray bi mo

Đối với các vết trầy xước nhẹ

Với các vết xước nhẹ, bạn chỉ cần dùng nước lau nhựa đèn xe và khăn sợi nhỏ, cùng giấy nhám để chà nhẹ nhàng mặt đèn. Sau đó dùng khăn lau sạch lại chóa đèn. Lưu ý giấy nhám phải mịn, sử dụng giấy nhám Nhật Bản 2000 – 3000 là tốt nhất. Trước khi chà bạn nên lấy băng keo dán xung quanh chóa đèn để tránh vết xước lan ra sơn xe.

 

Đối với trường hợp trầy xước nặng

Nếu tình trạng trầy xước nặng hơn, xuất hiện những vết ố vàng thì bạn phải sử dụng máy đánh bóng và sáp dưỡng để phục hồi chóa đèn pha ô tô. Cách thực hiện khá nhanh gọn.

Chuẩn bị:
3 tờ giấy nhám nước của Nhật, loại 1500, 2000 và 3000.
Khăn mềm.
Băng keo giấy.
Dung dịch làm sạch xe.
Máy đánh bóng.
Sáp dưỡng bảo vệ ô tô.
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch đèn pha ô tô với dung dịch làm sạch xe. Chú ý làm sạch ở các khe quanh đèn để tránh việc chất bẩn rây vào khi đang đánh bóng đèn xe.

Bước 2: Dán băng keo giấy quanh đèn để khi phục hồi, giấy nhám không làm cho sơn xe bị xước.

Bước 3: Sử dụng giấy nhám 1500 của Nhật, thấm ướt và đánh nhẹ kính xe theo chiều từ trên xuống. Bạn nên đánh đều các mặt, tránh tỳ mạnh vào các khu vực bị trầy xước khiến cho các vết xước sâu, lõm hơn, gây tán xạ ánh sáng.

Bước 4: Sử dụng giấy nhám 2000 và 3000 để đánh bóng lần nữa, nhằm xử lý các vết xước, làm mịn bề mặt đèn. Sau đó bạn dùng khăn lau khô lần nữa.

Bước 5: Sử dụng đánh bóng để đánh lại cho mới. Nó sẽ giúp bạn làm trong đèn pha ô tô hiệu quả và nhanh hơn. Đánh đều cho đến khi không còn thấy các vết xước.

Bước 6: Cuối cùng bạn phủ một lớp dưỡng lên đèn xe, giúp chúng sáng lâu hơn.

Cách xử lý đèn ô tô bị hấp hơi nước
Nguyên nhân đèn ô tô bị hấp hơi nước
Đây là hiện tượng quen thuộc, thường xảy ra với mọi xe ô tô kể cả với những dòng xe sang như Merc, Audi,… Việc đèn bị hấp hơi nước có thể do các nguyên nhân sau:

Sau khi tháo đèn pha để vệ sinh, người thợ lắp lại không chặt. Từ đó tạo điều kiện cho hơi nước thâm nhập vào bên trong, gây nên hiện tượng hơi nước bám vào mặt trong đèn ô tô.
Sau khi độ đèn pha, đui đèn không được lắp chặt và bị hở.
Ống thông hơi bị quay ngược lên trên, tạo điều kiện cho nước bay vào.
Nếu không xử lý kịp thời, chóa đèn bên trong sẽ bị ăn mòn, thậm chí gây ẩm làm hỏng bóng đèn.

 

Cách khắc phục chóa đèn ô tô bị hấp hơi nước

hap hoi nuoc
hap hoi nuoc

Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của đèn xe ô tô, bạn nên áp dụng cách xử lý dưới đây.

Bước 1: Đầu tiên, bạn tháo nắp cao su đằng sau chóa đèn. Tiếp đó, khởi động xe và mở đèn pha và để khoảng 5 đến 7 phút. Không khí bên trong sẽ nóng lên, giúp thoát hơi nước.

Bước 2: Xử lý rửa sạch chóa đèn, bằng cách luồn giẻ vào chỗ hở phía sau và lau sạch chóa.

Bước 3: Dùng silicon bịt chặt chỗ hở để tránh nước bay vào.

Sau khi thực hiện các quy trình phục hồi như trên, đèn sáng sẽ trong và sáng như bình thường.

 

Làm mới đèn pha ô tô như thế nào?

Sử dụng kem đánh răng
Đây là phương pháp tiện lợi nhất nếu bạn chưa chuẩn bị được các sản phẩm chuyên dùng cho việc đánh bóng đèn xe. Do thành phần gồm có Florua, chất mài mòn và tẩy rửa (chiếm trên 50%), kem đánh răng có khả năng loại bỏ mảng bám trên đèn xe hiệu quả. Việc đánh bóng đèn xe ô tô bằng kem đánh răng rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh trước khi đánh bóng. Sau đó, bạn thoa đều kem và dùng khăn kỳ sạch cho đến khi loại bỏ được các vết bẩn trên đèn. Cuối cùng là làm sạch lại với nước.

Sử dụng dung dịch và sáp đánh bóng đèn xe
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm đánh bóng đèn chuyên dụng. Các loại sáp hay dung dịch này thường độ mịn cao, tính ăn mòn thấp, khả năng làm sạch tốt. Ngoài ra, giá thành của các sản phẩm này cũng không cao. Do đó, sử dụng sáp hay dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng được lựa chọn là phương pháp hiệu quả nhất. Việc sử dụng sáp/dung dịch khá đơn giản. Đầu tiên, bạn vệ sinh sạch bề mặt đèn xe. Sau đó, bọc các vùng xung quanh đèn xe để tránh ảnh hưởng đến sơn ô tô. Cuối cùng là thoa sáp hoặc phun dung dịch đánh bóng đều khắp bề mặt đèn và dùng khăn cọ sạch.

Đánh bóng bằng giấy nhám
Trong trường hợp mặt đèn bị trầy xước nhiều, chủ xe có thể đánh bóng bằng cách sử dụng giấy nhám. Tuy nhiên so với các cách trên thì cách này đòi hỏi người thực hiện phải cẩn thận để không làm xước mặt đèn nhiều hơn. Việc thực hiện khá nhanh và đơn giản. Đầu tiên bạn ngâm giấy nhám P1500 vào nước rồi đánh theo chiều ngang. Sau đó làm ướt giấy nhám P2000 rồi đánh theo chiều dọc. Cuối cùng. sử dụng sáp/dung dịch đánh bóng đèn pha để làm sạch lần nữa.

Đánh bóng bằng Cana
Cana là một loại sáp đánh bóng gồm những hạt li ti siêu nhỏ giúp mài mòn và làm mịn các bề mặt như kim loại, gỗ, đá… Với đèn ô tô, Cana có thể giúp đèn sáng bóng, thậm chí khắc phục những vết xước nhỏ. Tuy nhiên, chủ xe cần chú ý lựa chọn loại Cana phù hợp để tránh bị bào mòn bề mặt đèn xe.

Việc phục hồi đèn xe ô tô là điều cần thiết đối với mỗi chủ xe, đảm bảo ánh sáng của đèn luôn được tốt nhất và người lái có thể di chuyển an toàn trong trời tối. Mong rằng với những thông tin phía trên, các bạn đã biết cách phục hồi chóa đèn ô tô sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các topic về đèn pha bi cầu, đèn sương mù ô tô của chúng tôi để gia tăng các kiến thức liên quan đèn ô tô để lựa chọn những sản phẩm phù hợp, chất lượng nhất khi cần thay thế.